Chào Mừng Bạn Đến Với Thanh Nguyễn Việt Design

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Kỉ Năng Thiết Kế Đồ Họa






Chắc hẳn bạn vẫn thường nghe nói đế “Thiết kế đồ họa”, “Đồ họa đa phương tiện”, Multimedia,… Và hẳn bạn cũng thấy khắp nơi xung quanh bạn đều là sản phẩm của “thiết kế đồ họa”, từ bảng hiệu, hộp đèn, bandroll,… thậm chí những hình vẽ trên áo các bạn hay tờ Echip bạn đang đọc… Vâng tất cả đều là sản phẩm đồ họa. Bài viết sau giúp bạn có cái nhìn tổng thể về nghề Đồ họa ứng dụng!


Trang vi.wikipedia.org đã có một định nghĩa đầy đủ như sau: Đồ họa là một lĩnh vực truyền thông trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông.


Các thành viên của zda.vn thì định nghĩa ngắn gọn rằng:


- Đồ họa là sự kết hợp giữa nghệ thuật và thông tin!


- Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng MỘT CÁCH SÁNG TẠO để truyền đạt thông tin HIỆU QUẢ VÀ THÚ VỊ qua các hình thức ấn phẩm in ấn và điện tử....














1. NGƯỜI LÀM THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CẦN NHỮNG GÌ?


- Đầu tiên đó là lòng yêu nghề, đam mê đồ họa. Cái này mình đặt lên hàng đầu, vì nếu không đam mê, không yêu thích công việc của bản thân thì sớm hay muộn cũng… chia tay với nghề mà thôi. Mình từng nghe một thầy dạy lập trình bảo rằng: “Khi lướt web, gặp tài liệu bài viết nào về đồ họa, tớ cũng save lại hết. Nhưng thú thật là tớ ngồi coding hàng giờ cũng không mệt bằng ngồi thiết kế đồ họa 30 phút”. Như bạn thấy, thầy này đã đam mê, yêu lập trình hơn Đồ họa cho nên thầy này luôn hứng thú khi lập trình và mệt mỏi khi làm đồ họa.


- Tiếp theo đó là cần cù, chịu khó. Dù bạn cứ nói… “ Đồ họa ơi, tớ yêu đồ họa lắm lắm!”. Nhưng mà dụng đến công việc đồ họa, hay học đồ họa được một tí, bạn lại nghĩ… “thôi, mai tiếp vậy. Mệt rồi!” thì thua à nha! Lời tâm sự của thầy dạy lập trình ở trên cũng đã minh chứng cho yếu tố này.


- Ngoài ra, bạn cần có thêm khiếu thẩm mỹ, sự khéo tay,… Về khiếu thẩm mỹ, thực ra ai cũng có, chỉ là có ít hay có nhiều thôi. Minh chứng rõ ràng nhất là khi nhìn thấy một bông hoa bạn vẫn nhận định được nó là đẹp hay xấu, hoặc một tà áo dài thướt tha cũng làm bạn xao xuyến,…


- Sẽ là thiếu xót nếu không nhắc đến tính sáng tạo – một yếu tố quan trọng để thành công trong nghề! Bạn có một kiểu mẫu thiết kế rất đẹp, được nhiều khách hàng ưng ý và khen ngợi. Lần đầu họ bảo: “Tuyệt lắm!”, nhưng lần hai gặp kiểu mẫu tương tự, họ sẽ bảo “Tốt, tốt!”, lần thứ ba có thể họ còn kiên trì “ừa, tạm ổn!”, nhưng đến lần thứ tư, thứ năm, có thể họ sẽ… tìm người thiết kế khác.






2. LÀM SAO BIẾT MÌNH PHÙ HỢP VÀ CÓ NHỮNG TỐT CHẤT ĐỀ LÀM NGHỀ NÀY?


- Hãy tìm bất kỳ một vật nào đó và hãy hình dung xem bạn có thể làm có trở nên đẹp hơn đến mức nào. Bạn có thường đi xem triễn lãm không? Thường các gian hàng hay tặng bạn một cây bút để ghi thông tin. Giữa một gian hàng tặng một cây bút bình thường và cũng cây bút tương tự, nhưng gian hàng khác đính thêm chiếc nơ thì bạn sẽ thích cây bút nào hơn? Rõ ràng là bạn sẽ thích cây bút có chiếc nơ hơn đúng không? Người ta đã làm cây bút đẹp hơn nhờ vào chiếc nơ, còn bạn thì sao? Hãy tư duy nào!


- Hãy tìm một số tài liệu về đồ họa và đọc nó, xem xem nó có hấp dẫn bạn không? Bạn có thể tìm được rất nhiều tài liệu hay về đồ họa từ Internet.


- Hãy tham gia một vài khóa học ngắn hạn về đồ họa để xem xem bạn có hứng thú và hăng hái khi tham gia không? Một vài khóa học nên tham gia như: Xử lý ảnh kỹ thuật số với Photoshop, Thiết kế quảng cáo với CorelDraw,…


- Tiếp đến khi đã có chút căn bản về ngành này, bạn hãy tự tạo những bản thiết kế cho riêng mình, tham gia các công việc liên quan đến Đồ họa để tự kiểm tra xem mình có đủ khả năng làm việc và chịu áp lực công việc hay không?






3. CÁC HƯỚNG ĐI CỦA NGÀNH ĐỒ HỌA


Đồ họa là một ngành nghề đa dụng. Ở đây tôi xin liệt kê những hướng thông dụng và mang tính thị trường nhất. Do giới hạn khuôn khổ bài viết nên trình bày dưới đây chỉ mang tính sơ lược.


1. Thiết kế quảng cáo: Nghề thông dụng, sức cạnh tranh cao. Đây là ứng dụng lớn nhất và phát triển nhất của ngành nghề Đồ họa tại TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.


a. Làm được gì?


- Bảng hiệu, hộp đèn, bandroll,…


- Thiết kế Logo, Brochure, Caltalogue,…


- Thi công các công trình quảng cáo, triễn lãm…


- ...


b. Cần trang bị gì?


- Ý tưởng thiết kế + Khiếu mỹ thuật + Khả năng sáng tạo.


- Kỹ năng sử dụng phần mềm: Corel Draw, Photoshop, Illustrator, Indesign, … với các plug-ins hỗ trợ.


2. Đồ họa web (mỹ thuật web): Nghề “hot”, thị trường đang “khát” nhân lực. Hay như bài viết trong Echip số 235 nhận định đây là nghề “hái ra tiền”.


a. Làm được gì?


- Thiết kế web, giao diện web cho công ty, tổ chức, cá nhân,…


- Thiết kế giao diện ứng dụng web.


- …


b. Cần trang bị gì?


- Hiểu biết về layout, CSS,… và một số hiểu biết cơ bản về lập trình là lợi thế!


- Nắm vững cách bố cục hình ảnh, phối màu hài hòa, tối ưu quá hình ảnh,…


- Kỹ năng sử dụng phần mềm: Corel Draw, Photoshop, Dreamweaver, Flash,…


3. Đồ họa kỹ thuật - họa viên kiến trúc: Nghề chuyên môn. Hướng này đòi hỏi bạn phải có thêm chuyên môn về ngành nghề liên quan!


a. Làm được gì?


- Thiết kế mẫu 3 chiều


- Trang trí nội thất, ngoại thất.


- Tạo dáng sản phẩm công nghiệp.


- Bản vẽ kỹ thuật.


- …


b. Cần trang bị gì?


- Chuyên môn về kiến trúc, phong thủy… xây dựng.


- Chuyên môn về cơ khí, cầu đường,…


- Kỹ năng sử dụng phần mềm: AutoCad 2D – 3D, 3DS Max, Pro/Engineer,…


4. Đồ họa đa phương tiện (Multimedia): Nghề “không đụng hàng”, tiềm năng phát triển lớn.


a. Làm được gì?


- Làm hoạt hình 3D, phim quảng cáo,…


- Hậu kỳ video, xử lý âm thanh,…


- Làm việc tại các studio, đài truyền hình, công ty quảng cáo…


- …


b. Cần trang bị gì?

- Kiến thức 2D, 3D,…


- Kiến thức về video, audio,…


- Dựng kịch bản phim, hoạt cảnh,…


- Kỹ năng sử dụng phần mềm: Corel Draw, Photoshop, Sound Forge, 3D Studio Max, Deep Paint 3D, Maya, 3D Model, Premiere, After Effect, Avid Liquid,…






4. TIỀN NĂNG: Tiềm năng của ngành Đồ họa là rất lớn. Bạn có thể tham gia làm việc tại các công ty chuyên thiết kế quảng cáo, các studio nghệ thuật, các công ty sản xuất phần mềm Multimedia, cơ quan truyền hình, báo chí… thậm chí, nếu có điều kiện bạn cũng có thể thành lập công ty riêng.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét